Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản

02/12/2022 16:01

Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định rõ 4 trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản (biện pháp bảo đảm).

Ngày 30/11, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/1/2023. Quy định về thực hiện thủ tục trực tuyến tại khoản 2 Điều 56 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2024; quy định đăng ký với bất động sản có hiệu lực từ thời điểm được quy định tại pháp luật về bất động sản.

Theo đó, đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi, cập nhật vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc của người khác hoặc đồng thời bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình và của người khác đối với bên nhận bảo đảm (sau đây gọi là đăng ký).

4 trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản

Hiện nay, các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm gồm: Thế chấp quyền sử dụng đất; Thế chấp tài sản gắn liền với đất nếu đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…; Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; Thế chấp tàu biển.

Tuy nhiên, Nghị định quy định 4 trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản.

Thứ nhất, đăng ký thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm với bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản.

Thứ ba, đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp 01 tài sản dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp có thỏa thuận.

Thứ tư, đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký; xóa đăng ký nội dung đã đăng ký với các trường hợp nêu trên.

Việc đăng ký được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký.

Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 25 Nghị định 99.

Cục Hàng không Việt Nam thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay quy định tại Điều 38 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển, tài sản khác quy định tại Điều 41 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

Tổng Công ty lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung (động sản) và trường hợp khác quy định tại Điều 44 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

Hiệu lực của đăng ký

Thời điểm có hiệu lực của đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; đối với tài sản gắn liền với đất quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 25 Nghị định này là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào sổ đăng ký thể chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; đối với tàu bay là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam; đối với tàu biển là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam; đối với động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung hoặc đối với trường hợp quy định tại điếm đ khoản 1 Điều 44 Nghị định này là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu.

Thời điểm có hiệu lực của đăng ký đối với quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung đăng ký vào sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên biến.

Thời hạn có hiệu lực của đăng ký được tính từ thời điểm có hiệu lực của đăng ký đến thời điếm xóa đăng ký. Thời hạn có hiệu lực của đăng ký là căn cứ để xác định thời hạn có hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp xác định hiệu lực đối kháng không chấm dứt quy định tại khoản 2 Điều này và trường hợp đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm quy định tại khoản 4 Điều này.

Việc đăng ký thay đổi không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của đăng ký, trừ trường hợp bổ sung tài sản bảo đảm hoặc bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm hoặc thay đổi thông tin hoặc chỉnh lý thông tin có sai sót do lỗi của người yêu cầu đăng ký về số khung của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, thông tin khác quy định tại các khoản 3, 4, 7 và 8 Điều 45 Nghị định này thì thời điểm có hiệu lực đối với phần nội dung được thay đổi là thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung thay đổi vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu.

Trường hợp đăng ký thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do chuyển giao một phần quyền đòi nợ, chuyển giao một phần nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này thì không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của đăng ký đối với nội dung đã được đăng ký thuộc phần quyền đòi nợ, phần nghĩa vụ mà các bên không có thỏa thuận về việc chuyến giao.

Trường họp xóa đăng ký thì hiệu lực của đăng ký chấm dứt kế từ thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung được xóa vào sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu.

Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc đăng ký đối với nghĩa vụ tiếp theo không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của đăng ký đối với nghĩa vụ đã được đăng ký trước đó.

Trường hợp hủy đăng ký thì việc đăng ký không có hiệu lực. Trường hợp một phần nội dung đã được đăng ký bị hủy thì không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của đăng ký đối với phần nội dung khác đã được đăng ký.

Trường hợp việc đăng ký đã bị hủy nhưng sau đó được khôi phục theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định này thì thời điểm có hiệu lực và thời hạn có hiệu lực của đăng ký trước khi bị hủy không thay đổi hoặc không chấm dứt.

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp bảo đảm đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký ban đầu không chẩm dứt trong trường hợp sau đây:

Biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán chưa đăng ký tập trung đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định này, sau đó tài sản này trở thành chứng khoán đăng ký tập trung theo quy định của pháp luật về chứng khoán, tiếp tục được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho cùng bên hoặc các bên cùng nhận bảo đảm và được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định này;

Biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán đăng ký tập trung đã được đãng ký tại cơ quan có thấm quyền quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định này, sau đó tài sản này trở thành chứng khoán không đăng ký tập trung theo quy định của pháp luật về chưng khoán, tiếp tục được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho cùng bên hoặc các bên cùng nhận bảo đảm và được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định này;

Biện pháp bảo đảm bằng hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, linh kiện, vật tư đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điêu 10 Nghị định này, sau đó được lắp ráp, được chế tạo, được gia công hoặc được chế biển theo hình thức khác tạo thành tài sản mới và tài sản này được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 hoặc khoản 6 Điều 10 Nghị định này mà phần giá trị của hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc giá trị của linh kiện, vật tư tiếp tục được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên hoặc các bên cùng nhận bảo đảm ban đầu;

Thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc từ hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyển giao khác về quyền sở hữu đối với tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất) đã được đãng ký tại cơ quan có thấm quyền quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định này, sau đó được chuyển tiếp sang đăng ký thế chấp nhà ở, thế chấp tài sản khác gắn liền với đất quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 26 Nghị định này.

Trường hợp đăng ký trùng lặp quy định tại Điều 49 Nghị định này thì hiệu lực của đăng ký được xác định theo việc đăng ký được thực hiện sớm nhất.

Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung thông báo vào số đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu; chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung thông báo được xóa vào sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu hoặc từ thời điếm biện pháp bảo đảm được xóa đăng ký.

Hiệu lực của đăng ký quy định tại khoản này là để thông báo, công khai việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm, bên cùng nhận bảo đảm hoặc cho tố chức, cá nhân khác; không phải là căn cứ xác định hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba.

Tuệ Minh