Thanh Hóa: Người dân tấp nập du xuân về lễ đền Độc Cước

30/01/2023 20:01

Được xem là ngôi đền thiêng, đền Độc Cước được nhiều du khách tìm về chiêm bái, vãn cảnh trong những ngày đầu xuân Quý Mão 2023.

Những ngày đầu xuân Quý Mão, ước tính đã có hàng vạn người dân địa phương và du khách tìm về lễ tại Đền Độc Cước (Tp.Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) để cầu ước cho năm mới thuận lợi, may mắn, bình an... Thần Độc Cước được sắc phong năm Cảnh Hưng thứ 14 (1783), thì thần Độc Cước tên là Chu Văn Khoan có tài đức, giúp các đời vua dẹp yên giặc giã, giữ gìn bờ cõi.

Theo ghi nhận của Người Đưa Tin, trong khuôn viên đền Độc Cước những ngày này thường trong tình trạng ken đặc du khách, tuy nhiên, dòng người thực hiện chiêm bái tương đối ổn định, tuần tự, ít xảy ra tình trạng chen lấn, xổ đẩy.

Theo thông lệ hàng năm, lượng du khách tìm về chiêm bái tại đền Độc Cước bắt đầu đông từ ngày Mùng một Tết và dự kiến cao điểm kéo dài tới hết tháng Giêng. Ngoài du khách nội tỉnh, lực lượng du khách ngoại tỉnh hành hương về đây trong dịp đầu năm mới cũng tăng theo hàng năm.

Văn hoá - Thanh Hóa: Người dân tấp nập du xuân về lễ đền Độc Cước

Đông đảo người dân về du xuân, chiêm bái tại đền Độc Cước.

Trao đổi với Người Đưa Tin, bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch Tp.Sầm Sơn cho biết, năm nay du khách về du xuân tại đền Độc Cước tăng đột biến sau 2 năm đình trệ vì dịch Covid-19, dự tính đền Độc Cước đã đón khoảng 2 vạn du khách dịp đầu năm nay.

Liên quan tới thần Độc Cước, đã có rất nhiều truyền thuyết được lưu giữ về phát tích cũng như công đức cứu dân, diệt ác và được người dân tôn thần vào hàng những vị thần "bất tử" của Việt Nam, đồng thời , thần đã được nhiều triều đại phong kiến ban tặng sắc phong.

Theo nghiên cứu từ nhà khoa học lịch sử Hoàng Thăng Ngói, Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, đền Độc Cước được người dân địa phương ban đầu lập dựng là một ngôi miếu nhỏ từ thời Lý. Tới thời Trần, thần hiển linh giúp đoàn thuyền của vua Trần Anh Tông khi đi đánh giặc qua vùng biển này, khi thắng trận trở về nhà vua đã chính thức cho xây dựng đền thờ và phong cho thần "Độc Cước chân nhân Thượng đẳng thần". Từ đây, các triều đại tiếp theo đều phong sắc cho thần.

Trong bước dài lịch sử, ngồi đền đã trải qua các đợt tu bổ ở các thời vua Lê Thánh Tông (1470 -1497), vua Lê Huy Tông (1680-1705) và tới thời Thành Thái (1889-1907) ngôi đền được trùng tu và xây dựng hoàn chỉnh như kiến trúc hiện tại. 

Với những giá trị văn hóa lịch sử to lớn, tới năm 2019, đền Độc Cước chính thức được Nhà nước công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt, nằm trong quần thể Khu danh thắng núi Trường Lệ, Tp,Sầm Sơn.

Văn hoá - Thanh Hóa: Người dân tấp nập du xuân về lễ đền Độc Cước (Hình 2).

Đền thiết kế lỗi kiến trúc tối giản, nhưng đủ toát lên vẻ uy nghiêm.

Đền Độc Cước được xây dựng trên đỉnh núi Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ. Phía đông và tây của đền giáp núi còn phía nam giáp biển Sầm Sơn. Đường lên đền này nằm tại đầu bãi tắm A, phường Trường Sơn, thành phố Sầm Sơn, Thanh Hoá.

Để vào đền, du khách phải qua 49 bậc đá từ chân núi. Đền có kiến trúc hình chữ Đinh theo kiểu chuôi vồ với 3 gian Tiểu đường, Trung đường, Hậu Cung. Trong đền thờ tượng thần Độc Cước một tay một chân, mặc áo võ tướng, mặt nghiêm nghị hiên ngang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. 

Bên trái đền là tòa Phương Đình hay (Tháp Nghinh Phong) thiết kế theo lối 2 tầng 8 mái, quan niệm là nơi đón gió theo hướng Bắc. Bên cạnh đó còn có Miếu Thổ Thần, Miếu Sơn Thần, và đặc biệt là Phủ Mẫu thờ Tam Tòa Thánh Mẫu là nơi tiến hành các nghi thức hầu đồng cùng với gian đền chính.

Một số hình ảnh ghi nhận tại khu vực đền Độc Cước.

Văn hoá - Thanh Hóa: Người dân tấp nập du xuân về lễ đền Độc Cước (Hình 3).
Văn hoá - Thanh Hóa: Người dân tấp nập du xuân về lễ đền Độc Cước (Hình 4).
Văn hoá - Thanh Hóa: Người dân tấp nập du xuân về lễ đền Độc Cước (Hình 5).
Văn hoá - Thanh Hóa: Người dân tấp nập du xuân về lễ đền Độc Cước (Hình 6).

Rất đông người dân có mặt tại khuôn viên đền Độc Cước, tuy nhiên, người dân và du khách hành lễ tương đối trật tự, ít chen lấn.

Văn hoá - Thanh Hóa: Người dân tấp nập du xuân về lễ đền Độc Cước (Hình 7).
Văn hoá - Thanh Hóa: Người dân tấp nập du xuân về lễ đền Độc Cước (Hình 8).

Từ khuôn viên đền có thể phóng tầm mắt ngắm cảnh sắc toàn bãi biển Sầm Sơn.

Văn hoá - Thanh Hóa: Người dân tấp nập du xuân về lễ đền Độc Cước (Hình 9).
Văn hoá - Thanh Hóa: Người dân tấp nập du xuân về lễ đền Độc Cước (Hình 10).

Tuy nhiên, theo ghi nhận tại ngày mùng 7 Tết, tại bãi xe phía cổng vào đền Độc Cước, các phương tiện được sắp xếp, đậu đỗ "bừa bãi", có dấu hiệu vượt ra ngoài khuôn viên, vạch kẻ bãi xe khiến giao thông khu vực này lâm tình trạng lộn xộn, ùn tắc. Trong ngày mùng 9, tình trạng giao thông tại khu vực này đã tạm được vãn hồi.

Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, từ ngày 29 tháng Chạp đến ngày mùng 5 tháng Giêng (tức ngày 20 đến 26/1), toàn tỉnh Thanh Hóa đón gần 430.000 lượt khách, với tổng thu du lịch ước đạt 357 tỷ đồng, tăng lần lượt 47,6% và 41,6% so với dịp Tết năm 2022.

Việt Phương