Nhớ lại bản hùng ca chiến thắng quả cảm của quân và dân ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mới thấy sự ngoan cường và là minh chứng rõ ràng nhất cho sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết dân tộc thời đại Hồ Chí Minh, và trong chiến thắng vĩ đại đó, ngoài sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng cùng với sự đoàn kết 1 lòng của toàn dân tộc thì những đóng góp thầm lặng của những chiến sỹ tình báo là 1 trong những nét chấm phá vô cùng quan trọng góp phần tạo ra lịch sử cho 1 Việt Nam kiên cường.
Một trong những chiến sỹ tình báo đầy mưu lược, quả cảm của cách mạng Việt Nam, người đã có những đóng góp to lớn cho chiến công vang dội phải kể đến Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ (hay còn gọi với cái tên thân mật: Hai Long, hay ông cố vấn).
Vũ Ngọc Nhạ và mạng lưới điệp viên A22 nằm trong lòng địch
Vào cuối năm 1969, khi cuộc chiến đang rất nóng trên cả bàn đàm phán cũng như chiến trường giữa quân đội ta với chế độ Ngụy quyền được dựng lên bởi đế quốc Mỹ thì tại Sài Gòn xôn xao sự kiện Tổng nha cảnh sát tìm ra được mạng lưới tình báo quân sự của Cách mạng ngay trong những cơ quan của chính quyền Việt Nam Cộng hoà và người đứng đầu mạng lưới tình báo đó là Vũ Ngọc Nhạ (tức ông cố vấn), người đã đứng trong hàng ngũ của địch trong 3 thời kỳ Tổng thống.
Vũ Ngọc Nhạ tên thật là Vũ Xuân Nhã sinh năm 1928 tại Hội Khê, Vũ Tiên, Thái Bình. Sau khi Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945, ông tham gia cách mạng và bắt đầu với nhiệm vụ liên lạc viên. Sau này ông làm công tác dân vận của chính quyền Việt Minh tại địa phương, phụ trách khối Công giáo.
Vũ Ngọc Nhạ
Năm 1952, Vũ Ngọc Nhạ (sử dụng tên Vũ Ngọc Kép) là thành viên của đoàn đại biểu quân sự tỉnh Thái Bình dự Hội nghị chiến tranh du kích Bắc Bộ tại Việt Bắc. Tại hội nghị này ông được chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ tìm hiểu thông tin về các hoạt động, ý định và dự định của Mỹ. Năm 1953, qua sự giới thiệu của Bí thư Liên khu ủy Khu 3 là đồng chí Đỗ Mười, ông được tuyển chọn vào cơ quan tình báo quân sự để đào tạo cán bộ hoạt động trong giới Công giáo. Năm 1954, Vũ Ngọc Nhạ được tổ chức chọn vào Nam hoạt động tình báo với vỏ bọc 1 giáo dân bị Việt Minh kỳ thị tôn giáo phải về sống tại Phát Diệm (Ninh Bình). Năm 1955, Vũ Ngọc Nhạ vào Sài Gòn làm thư ký ở Bộ Công Chánh. Ông sử dụng mối quan hệ giữa Công giáo với chính quyền Ngô Đình Diệm để khai thác thông tin cho hoạt động tình báo.
Sau khi đã có chỗ đứng khá vững chắc trong giới công giáo khi ông là phụ tá rất thân cận cho cha Lê, cha Hoàng (người có tiếng nói rất quan trọng với chính quyền của Việt Nam Cộng hoà, cũng như tiếng nói với Toà thánh Va-ti-căng, Giáo chủ Pi-e XI, Khâm sứ Toà thánh Sài Gòn, Đức hồng y Xpen-Man của Mỹ), ông đã từng bước xây dựng mạng lưới tình báo với tên gọi A22 ngay trong lòng địch giữa thành phố Sài Gòn xa hoa, nhộn nhịp, mạng lưới A22 dưới sự chỉ huy của ông đã hoạt động đầy hiệu quả và là nơi cung cấp những kế hoạch, những bước đi với những âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam của quân địch.
Với mạng lưới A22 cùng vỏ bọc bằng sự tin tưởng vững chắc từ những người đứng đầu của chính quyền Ngụy, Vũ Ngọc Nhạ đã gần như nắm bắt được mọi công việc, chủ trương dù to hay nhỏ của địch, ông đã chắt lọc và thông qua A22, những tin tức vô cùng quan trọng đều đã được báo cáo kịp thời cho quân đội Cách mạng Việt Nam và cùng với thời điểm chín muồi của Cách mạng, dưới sự chỉ đạo sáng suốt, táo bạo của Đảng, quân dân ta đã vùng lên đánh chiến Sài Gòn bằng thắng lợi lịch sử của chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giải phòng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Vượt qua giông bão với tính cách phi thường của người Cách mạng
Trong lần trả lời phỏng vấn báo chí liên quan đến hoạt động tình báo, Thiếu tướng quân đội Vũ Ngọc Nhạ đã từng tâm sự “Điểm mấu chốt của người tình báo là phải tuyệt đối trung thành với anh em và phải bọc mình cho kín. Rất căng thẳng, căng thẳng 24/24 giờ mỗi ngày và cứ thế, suốt tháng, suốt năm, năm này qua năm khác. Chỉ một tích tắc sơ hở là có thể đổ bể, mình chết đã đành, còn chết lây anh em khác, hỏng cả công việc chung, chết cả vợ con mình nữa…”.
Chỉ có 2 từ để nói về quá trình hoạt động tình báo của Vũ Ngọc Nhạ, đó là sự kiên cường, bất khuất và đây được coi là những phẩm chất kiêu hùng của bồ đội cụ Hồ trong con người cách mạng kiên chung của quân đội ta. Đảng Cộng sản soi sáng, chỉ lối, đào tạo những con người với khả năng phi thường, sẵn sàng hy sinh tính mạng, xương máu của bản thân để đổi lấy độc lập, tự do cho dân tộc.
Sống trong lòng địch nhưng giữ vững được ý chí của người Cách mạng, từ từ làm nên những chiến công thầm lặng đến nỗi những người đồng đội đã nghi ngờ phẩm chất và cho rằng, Vũ Ngọc Nhạ là người của địch chứ không phải của ta. Điều này đã nói lên tất cả, ngay cả người của ta cũng không nhận ra thì quân địch làm sao mà biết được và đó là điểm mấu chốt trong thành công của người tình báo xuất sắc Vũ Ngọc Nhạ.
Trong quá trình hoạt động tình báo, với những khó khăn không kể siết nhưng với sự trung thành tuyệt đối, dù ông đã gặp phải muôn trùng khó khăn như bị phát hiện rồi ra toà chịu sự phán quyết của chế độ Ngụy, trước đó là đêm trường của đau đớn trong những đợt tra tấn kinh hoàng mà ông phải hứng chịu như tưởng rằng sẽ làm chùn bước cùng ý chí của ông, nhưng nó lại như là động lực để người tình báo tài ba với kiến thức am hiểu sâu rộng tiếp tục đứng lên, mặc dù, ông đã phải hy sinh rất nhiều từ gia đình, bản thân nhưng có sao đâu, sự hy sinh đó là xứng đáng vì ông đã góp 1 phần công sức không hề nhỏ vào chiến thắng quan trọng bậc nhất của quân dân ta và đó cũng là nét đẹp trong con người Cách mạng thời đại Hồ Chí Minh.
Sau ngày đất nước hoàn toàn độc lập, với những chiến công xuất sắc, ông đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và được phong quân hàm Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đầu năm 2000, căn bệnh ung thư gan bắt đầu bột phát. Ông đã kiên cường chiến đấu với bệnh tật nhưng sức yếu, bệnh trọng ông đã ra đi về với đất mẹ, ông mất ngày 07 tháng 8 năm 2002 tại thành phố Hồ Chí Minh. Xin được nói lời cảm ơn và tri ân sâu sắc đến Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ, người đồng chí, người đồng đội, nhà tình báo xuất sắc của cách mạng Việt Nam.